-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Viết bởi Do Trong Hien / 0 bình luận
Chắc hẳn bạn cũng đã từng nghe đến cụm từ “quản lý công trình” hoặc “giám sát công trình”. Tuy nhiên lại rất ít người hiểu rõ quản lý giám sát công trình là gì và họ phải đảm nhận những công việc như thế nào.
Để giải đáp thắc mắc này của bạn đọc, Lynh mang đến cho bạn những nội dung vô cùng hữu ích trong bài viết dưới đây. Đừng bỏ lỡ để có được cho mình câu trả lời chính xác nhất nhé!
Quản lý công trình là gì?
Quản lý công trình còn được gọi cách khác là quản lý thi công hoặc giám sát thi công. Đây là vị trí được xem là khá quan trọng bởi người làm ở vị trí này sẽ chịu trách nhiệm về chất lượng, kỹ thuật, tiến độ công trình và an toàn lao động,…
Vị trí quản lý công trình là gì?
Công việc này đòi hỏi người quản lý cần có trình độ chuyên môn cao, đầy đủ chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định của nhà nước. Kỹ sư giám sát công trình là người thay mặt cho chủ đầu tư chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ và kiểm tra hiệu quả công việc, hay xử lý những vấn đề phát sinh.
Vì liên quan trực tiếp đến chất lượng của công trình, nên giám sát viên cần nghiêm túc thực hiện công việc và giám sát chắt chẽ quá trính thi công.
Vai trò của quản lý công trình xây dựng là gì?
Người quản lý công trình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hoàn thiện một không gian sống. Cụ thể những việc mà người quản lý công trình phải đảm nhận:
Giám sát công trình thi công
Quản lý công trình cần làm những việc sau:
- Giám sát các hoạt động thi công trực tiếp tại công trình
- Nhắc nhở thợ thi công tuân thủ các quy định về an toàn lao động
- Kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng của vật liệu sử dụng cho nội thất và chất lượng thi công
- Đốc thúc công nhân thực hiện đúng tiến độ thi công, phát hiện và xử lý vấn đề phát sinh trong quá trình thi công
Giám sát quá trình thi công - lắp đặt
- Theo dõi đội thợ phụ thi công, phát hiện sai sót và đưa ra phương án khắc phục kịp thời
- Xem xét, bàn bạc và đưa ra những phương án thi công dựa vào tình hình thực tế
- Giám sát công trình, kiểm tra và nhắc nhở tất cả mọi người về vấn đề vệ sinh môi trường
- Kiểm tra và phối hợp với các bên để nghiệm thu các hạng mục đã hoàn thành
- Yêu cầu giải quyết tất cả các hạng mục trong trường hợp gặp vấn đề phát sinh
Theo dõi và quản lý công trình thi công
Bên cạnh phải làm trực tiếp tại công trình thì người quản lý công trình cần đảm nhận những việc dưới đây:
- Hỗ trợ hồ sơ cho hoạt động dự thầu của các phòng ban khác
- Theo dõi và cấp nhật tình hình tiến độ thi công tại công trình một cách thường xuyên
- Nắm bắt kịp thời những sai sót trong quá trình thi công và báo cáo với chủ đầu tư những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra
Theo dõi và quản lý tiến độ thi công của công trình
- Rà soát sổ sách và số liệu của ban quản lý chất lượng và các bên nhà thầu
- Phân công công việc và nghiệm thu các hạng mục tiêu chuẩn, đồng thời nghiệm thu chất lượng công trình
- Thẩm định chất lượng kỹ thật khi thi công công trình
Quy trình quản lý, giám sát thi công xây dựng
Trong quá trình làm việc, cũng giống những vị trí khác thì quản lý công trình cũng cần tuân thủ quy tắc giám sát thi công gồm những bước dưới đây:
Kiểm tra kỹ lưỡng về tính đúng đắn của hồ sơ thiết kế
Đây là bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trước khi đi vào thi công. Mỗi người giám sát công trình phải có nhiệm vụ đi khảo sát và kiểm tra, đánh giá hồ sơ thiết kế thi công. Cùng với đó là kiểm soát các quy chuẩn về kỹ thuật sẽ được áp dụng thực tế khi thi công.
Từ đó kịp thời phát hiện ra các thiếu sót và đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp cho từng công trình, giúp giảm thiểu các chi phí phát sinh không đáng có trong quá trình xây dựng.
Lên kế hoạch triển khai và giám sát thi công
Người quản lý sẽ kết hợp các quy chuẩn kỹ thuật và các tiêu chuẩn thi công khác của nhà nước để lập ra được kế hoặc và công tác thực hiện quản lý, giám sát công trình.
Đánh giá hồ sơ về thiết kế và thi công
Quản lý công trình cần kiểm tra về toàn bộ hồ sơ thuộc về thiết kế - thi công của từng hạng mục ở công trình.
Giám sát từng hạng mục trong quá trình xây dựng
Quản lý luôn có trách nhiệm bao quát chặt chẽ và chi tiết về từng hạng mục thi công. Đồng thời kiểm tra các số liệu đã được thống kế về những vấn đề liên quan đến địa chất và xây dựng so với thực tế. Từ đó đưa ra những phương án xử lý hiệu quả và nhanh chóng.
Như vậy, qua bài viết trên, Lynh đã mang đến cho bạn đọc những thông tin về vai trò của người quản lý công trình nội thất. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm đơn vị thi công nội thất sở hữu đội ngũ quản lý công trình tốt? Hãy liên hệ ngay với Lynh theo thông tin bên dưới, chúng tôi tự tin mang đến cho ngôi nhà của bạn một diện mạo hoàn hảo.